1/ Độ bền kéo đứt của vải có nghĩa là lực có thể làm vải bị kéo đứt theo hướng dọc hoặc hướng ngang. Có nhiều phương pháp thử nghiệm độ bền kéo đứt, với vải dệt thoi, thông thường sử dụng tiêu chuẩn ASTM D5035, EN ISO 1421...
HÌNH 1: Thử nghiệm độ bền băng vải theo tiêu chuẩn ASTM D5035
Cường độ chịu kéo của vải đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng của sản phẩm cuối cùng được sản xuất từ nó. Độ bền kéo đứt tốt liên quan đến độ bền sủ dụng của vải. Vì vậy, cường độ chịu kéo của vải phải được kiểm tra sau mỗi quá trình hóa học và đặc biệt là sau khi quá trình dệt trước khi quyết định công nghệ xử lý hóa chất.
Độ bền kéo trong vải phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Các tác nhân đóng vai trò quan trọng trong việc quyêt định cường lực của vải.
Cường độ chịu kéo của vải đã được kiểm tra theo theo tiêu chuẩn ASTM – D5035. Trong phương pháp này, máy kiểm tra kẹp và kéo môt băng vải bề rộng cố định và kéo căng với một tốc độ đồng nhất, đến một lực kéo nhất định, băng vải bị kéo đứt, lực kéo giảm đột ngột và lực kéo đứt được xác định.Vậy cường độ kéo đưt của một loại vải là lực mà băng vải đó có thể chịu đựng được trước điểm bị đứt. Lực đó có thể được tính bằng PSI hoặc Lb/in2 theo đơn vị Mỹ , hoặc N/m2 theo đơn vị đo lường quốc tế ….
Phương pháp này cũng dùng cho việc kiểm tra độ bền đứt cho các loại vải không dệt nhưng không sử dụng cho các loại vải dệt kim vì tính co giãn cao của nó.
Tiêu chuẩn độ bền đứt của vải tùy thuộc yêu cầu của mỗi khách hàng, thường thì được yêu cầu tùy theo từng khoảng trọng lượng vải.
Hình 2: Máy thử độ bền băng vải theo tiêu chuẩn ASTM D5035
II/ Phương pháp thử
1. Phương tiện thử
2. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
2.1. Lấy mẫu
2.2.1. Từ mỗi mẫu ban đầu cắt ra 5 bảng mẫu thử theo chiều dọc và 5 theo chiều ngang. Đối với
loại vải dệt kim không biết rõ phạm vi độ giãn đứt tương đối thì cắt thêm bằng mẫu thử dự trữ để
thử chọn tốc độ kéo đứt theo điều 5.1.5.
2.2.2. Kích thước mẫu thử
Mẫu thử hình chữ nhật, có kích thước phần làm việc 50x100mm và kích thước mẫu thử 50x220mm.
2.2.3. Vị trí của các băng mẫu thử ở mẫu ban đầu bố trí để các băng dọc không bị trùng cột vòng và cách mép cặt dọc hoặc đường gấp giữa ít nhất 50mm.
Các băng ngang không bị trùng hàng vòng và cách mép cắt ngang ít nhất 50mm.
2.3. Giữ mẫu thử trong điều kiện khí hậu quy định không ít hơn 24 giờ.
3. Tiến hành thử
3.1. Điều kiện thử
3.1.1. Tiến hành thử trong điều kiện khí hậu
3.1.2. Khoảng cách ban đầu giữa hai miệng kẹp của máy kéo đứt (độ dài làm việc của mẫu thử)
bằng 100 ± 1mm.
3.1.3. Sử dụng thang đo lực trên máy kéo đứt sao cho giá trị đo được nằm trong phạm vị từ 25
đến 75% giá trị lớn nhất của thang đo.
3.1.5. Thời gian kéo đứt mẫu thử phải nằm trong phạm vi (60 ± 15)s
3.2. Tiến hành thử
3.2.1. Hãm cố định kẹp trên của máy, đưa kim chỉ lực và kim chỉ độ giãn về điểm O.
3.2.2. Loại bỏ kết quả thử của mẫu thử bị trược hoặc bị đứt ngay miệng kẹp.
3.2.3. Trong quá trình kéo mẫu phải chú ý theo dõi và ghi kết quả khi kim chỉ lực dừng lần thứ nhất trên thang đo lực.
>>> Tham khảo: Máy đo độ bền kéo đứt vải tại đây