Thí nghiệm thử độ bền kéo đứt vải dệt thoi

Độ bền kéo đứt của vải có nghĩa là lực có thể làm vải bị kéo đứt theo hướng dọc hoặc hướng ngang. Có nhiều phương pháp thử nghiệm độ bền kéo đứt, với vải dệt thoi, thông thường sử dụng tiêu chuẩn ASTM D5035, TCVN 1754, EN ISO 1421...

1/ Độ bền kéo đứt của vải có nghĩa là lực có thể làm vải bị kéo đứt theo hướng dọc hoặc hướng ngang. Có nhiều phương pháp thử nghiệm độ bền kéo đứt, với vải dệt thoi, thông thường sử dụng tiêu chuẩn ASTM D5035, EN ISO 1421...

 

THÍ NGHIỆM KÉO ĐỨT VẢI DỆT THEO ASTM D5035

 

HÌNH 1: Thử nghiệm độ bền băng vải theo tiêu chuẩn ASTM D5035

 

Cường độ chịu kéo của vải đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng của sản phẩm cuối cùng được sản xuất từ nó. Độ bền kéo đứt tốt liên quan đến độ bền sủ dụng của vải. Vì vậy, cường độ chịu kéo của vải phải được kiểm tra sau mỗi quá trình hóa học và đặc biệt là sau khi quá trình dệt trước khi quyết định công nghệ xử lý hóa chất.

Độ bền kéo trong vải phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Các tác nhân đóng vai trò quan trọng trong việc quyêt định cường lực của vải.

  • Trọng lượng vải .
  • Độ xoắn , chi số sợi
  • Thành phần sợi .
  • Sợi đơn hay sợi xe, sợi chập.
  • Mật độ vải
  • Kiểu dệt vải..

Cường độ chịu kéo của vải đã được kiểm tra theo theo tiêu chuẩn ASTM – D5035. Trong phương pháp này, máy kiểm tra kẹp và kéo môt băng vải bề rộng cố định và kéo căng với một tốc độ đồng nhất, đến một lực kéo nhất định, băng vải bị kéo đứt, lực kéo giảm đột ngột và lực kéo đứt được xác định.Vậy cường độ kéo đưt của một loại vải là lực mà băng vải đó có thể chịu đựng được trước điểm bị đứt.  Lực đó có thể được tính bằng PSI hoặc Lb/in2 theo đơn vị Mỹ , hoặc N/m2 theo đơn vị đo lường quốc tế  ….

Phương pháp này cũng dùng  cho việc kiểm tra độ bền đứt cho các loại vải không dệt nhưng không sử dụng cho các loại vải dệt kim vì tính co giãn cao của nó.

Tiêu chuẩn độ bền đứt của vải tùy thuộc yêu cầu của mỗi khách hàng, thường thì được yêu cầu tùy theo từng khoảng trọng lượng vải.

máy thử độ bền kéo đứt vải dệt, vải không dệt,

 

                  Hình 2: Máy thử độ bền băng vải theo tiêu chuẩn ASTM D5035

 

II/ Phương pháp thử 

  • Mẫu thử được kẹp vào hai miệng kẹp của máy kéo đứt với lực căng ban đầu quy định. Tăng khoảng cách giữa hai miệng kẹp để kéo đứt mẫu thử.

1. Phương tiện thử

  • Máy kéo đứt bằng mẫu thử kiểu đứng
  • Dưỡng cắt mẫu với kích thước 50x200mm
  • Kéo cắt mẫu
  • Thước thẳng khắc vạch đến 1mm.

2. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

2.1. Lấy mẫu

2.2.1. Từ mỗi mẫu ban đầu cắt ra 5 bảng mẫu thử theo chiều dọc và 5 theo chiều ngang. Đối với

loại vải dệt kim không biết rõ phạm vi độ giãn đứt tương đối thì cắt thêm bằng mẫu thử dự trữ để

thử chọn tốc độ kéo đứt theo điều 5.1.5.

2.2.2. Kích thước mẫu thử

Mẫu thử hình chữ nhật, có kích thước phần làm việc 50x100mm và kích thước mẫu thử 50x220mm.

 2.2.3. Vị trí của các băng mẫu thử ở mẫu ban đầu bố trí để các băng dọc không bị trùng cột vòng và cách mép cặt dọc hoặc đường gấp giữa ít nhất 50mm.

Các băng ngang không bị trùng hàng vòng và cách mép cắt ngang ít nhất 50mm.

2.3. Giữ mẫu thử trong điều kiện khí hậu quy định không ít hơn 24 giờ.

3. Tiến hành thử

3.1. Điều kiện thử

3.1.1. Tiến hành thử trong điều kiện khí hậu

3.1.2. Khoảng cách ban đầu giữa hai miệng kẹp của máy kéo đứt (độ dài làm việc của mẫu thử)

bằng 100 ± 1mm.

3.1.3. Sử dụng thang đo lực trên máy kéo đứt sao cho giá trị đo được nằm trong phạm vị từ 25

đến 75% giá trị lớn nhất của thang đo.

thử nghiệm kéo vải dệt thoi

 

3.1.5. Thời gian kéo đứt mẫu thử phải nằm trong phạm vi (60 ± 15)s

  • Đối với vải dệt kim có độ giãn đứt tương đối đến 70% thường sử dụng tốc độ kẹp của máy kéo đứt là 60mm/ph, từ 71 đến 120% sử dụng 100mm/ph và lớn hơn 121% sử dụng 200mm/ph.
  • Đối với vải dệt kim không biết trước phạm vi độ giãn đứt tương đối, phải dùng băng mẫu thử dự trữ để thử và điều chỉnh tốc độ chuyển động của kẹp cho đến khi đạt được thời gian kéo đứt quy định.

3.2. Tiến hành thử

3.2.1. Hãm cố định kẹp trên của máy, đưa kim chỉ lực và kim chỉ độ giãn về điểm O.

  • Đưa một đầu băng mẫu thử vào miệng kẹp trên sao cho mẫu phẳng đều, nằm thẳng chính giữa kẹp rồi vặn kẹp lại.
  • Cho đầu còn lại của băng vào miệng kẹp dưới rồi tạo lực căng ban đầu theo quy định.
  • Nới lỏng kẹp trên ra một ít để lực căng tác dụng đều trên toàn bộ chiều rộng băng mẫu rồi vặn chặt lại.
  • Sau khi vặn chặt kẹp dưới, mở chốt hãm kẹp trên và cho máy làm việc.

3.2.2. Loại bỏ kết quả thử của mẫu thử bị trược hoặc bị đứt ngay miệng kẹp.

  • Mẫu thử loại bỏ được thay thế bằng mẫu thử mới được chuẩn bị từ chính mẫu ban đầu tương ứng của mẫu thử bị loại.
  • Cho phép dùng miếng đệm lót miệng kẹp để mẫu thử khỏi trượt hoặc đứt ở miệng kẹp.

3.2.3. Trong quá trình kéo mẫu phải chú ý theo dõi và ghi kết quả khi kim chỉ lực dừng lần thứ nhất trên thang đo lực.

>>> Tham khảo: Máy đo độ bền kéo đứt vải tại đây

 

Tin tức xem thêm

Phương pháp thử kéo đứt màng Flim , tấm nhựa mỏng

Phương pháp thử kéo đứt màng Flim , tấm nhựa mỏng

Phương pháp thử kéo đứt màng Flim , tấm nhựa mỏng

Thử độ bền xé rách màng Film.

Thử độ bền xé rách màng Film.

Màng film được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Để thử độ bền xé rách màng Film và tấm nhựa mỏng, tiêu chuẩn thông dụng là ASTM D1938.

Quy định dành cho máy thử uốn kim loại

Quy định dành cho máy thử uốn kim loại

Thử uốn phải thực hiện trên máy thử hoặc thiết bị nén hay còn gọi là máy kéo nén vạn năng với các cơ cấu sau: a) cơ cấu uốn với hai gối đỡ và một chày uốn như chỉ ra ở Hình 1; b) cơ cấu uốn với một khối chữ V và một chày uốn như chỉ ra ở Hình 2; c) cơ cấu uốn với một bộ kẹp như chỉ ra ở Hình 3.

10 điều cần chú ý trước khi mua máy kéo nén vạn năng

10 điều cần chú ý trước khi mua máy kéo nén vạn năng

Cùng là máy kéo nén vạn năng, nhưng có những sản phẩm giá rất rẻ chỉ bằng 1/3- 1/5 các sản phẩm chất lượng cao. Người dùng có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm này và đặt mua trực tiếp thông qua internet.

3 nguyên tắc khi lựa chọn máy đo chỉ số chảy MFI

3 nguyên tắc khi lựa chọn máy đo chỉ số chảy MFI

Chỉ số chảy của nhựa (melt flow index – MFI hoặc melt flow rate (MFR) xác định đặc tính dòng chảy của vật liệu (nhựa) tại một ứng suất trượt riêng biệt dưới điều kiện tải trọng (load) và nhiệt độ xác định. Máy đo chỉ số chảy được sử dụng để xác định chỉ số MFI của nhựa nhiệt dẻo nguyên sinh, compound, hoặc qua gia công,...

Phương pháp thử kéo cho ống kim loại -TCVN 197, ASTM E8

Phương pháp thử kéo cho ống kim loại -TCVN 197, ASTM E8

Phương pháp thử kéo dùng để xác định các định tính cơ học của ống kim loại ở nhiệt độ thường. Phép thử tuân theo tiêu chuẩn TCVN 197, ASTM E8 và các tiêu chuẩn quốc tế khác.

Quy trình thí nghiệm uốn thép - phương pháp thử uốn

Quy trình thí nghiệm uốn thép - phương pháp thử uốn

Quy trình thí nghiệm uốn thép, thí nghiệm uốn tiến hành với những mẫu thử có mặt cắt hình chữ nhật, hình tròn hay hình đa giác không thay đổi trên chiều dài của mẫu. Mẫu thử làm việc trong miền biến dạng dẻo và chịu uốn trong cùng một mặt phẳng.

Tiêu chuẩn thử nghiệm vải không dệt

Tiêu chuẩn thử nghiệm vải không dệt

Tổng hợp tiêu chuẩn thử nghiệm vải không dệt

Vải không dệt là gì?

Vải không dệt là gì?

Vải không dệt (non-woven fabric) là thuật ngữ để chỉ loại vải được tạo ra không phải bằng phương pháp dệt thoi hay dệt kim. Nguyên liệu của vải có thể là sợi (tạo thành lớp sợi) hoặc xơ (tạo thành màng xơ hay đệm xơ)

Copyright by Công Ty TNHH Khoa Học Và Công Nghệ 3B 0948.27.99.88